Những chất độc hại tiềm ẩn trong nước giếng khoan

Những chất độc hại tiềm ẩn trong nước giếng khoan

Mangan

Theo thông tin từ Th.s Lê Quang Hân hiện đang là trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Viện Kỹ Thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường cho hay: do cấu tạo địa chất đặc trưng cửa nước ta nên nguồn nước ngầm có thành phần chất manga khá cao (thường cao hơn nước mặt). Ở trong nước tồn tại ở dạng ion hòa tan Mn2+ dễ dàng bị oxy hóa khi tiếp xúc với oxy trong không khí tạo ra manga dioxit (MnO2) có mầu đen và mùi tanh đặc trưng của kim loại.

Trong tiêu chuẩn của nước sạch sinh hoạt và nước uống được Bộ Y Tế công bố thì hàm lượng Mn cho phép ở dưới 0,5mg/l. Tuy nhiên mức hàm lượng do các chuyên gia y tế khuyến cáo để có lợi cho sức khỏe con người chỉ ở mức 0,1 mg/l. Bạn nên biết: manga không phải là chất trực tiếp gây ra ung thư nhưng với hàm lượng cao thì nước có mùi vị khó chịu, dễ làm hoen ố quần áo gây cản khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Để xử lý mangan trong nước thì có rất nhiều phương pháp hiệu quả như: lọc nước qua giàn mưa, lọc nước qua vật liệu lọc đặc dụng như cát manga, sử dụng các thiết bị lọc nước trong nhà, lắp đặt hệ thống lọc nước đầu nguồn,…Rất nhiều phương pháp cho bạn lựa chọn.

Asen (thạch tín)

Đây là một trong những chất độc nguy hiểm bậc nhất hiện nay tồn tại trong nước giếng khoan. Với 3 tác động chính: làm đông keo protein, tạo phức vào asen và phá hủy quá trình photphot hóa ở trong cơ thể thì tử lệ tử vọng khi người bị ngộ độc asen là rất cao.

Theo thống kê của WHO, Tây Ban Nha là đất nước đầu tiên xuất hiện ca tổn thương da do asen gây ra, tới năm 1983 tại Ấn Độ có 1,5 triệu người được là bị nhiễm Assen với khoảng hơn 20 nghìn ca nhiễm độc, tại Bangladesh có khoảng 35 tới 77 triệu người trên tổng số 125 triệu người đang phải ngày đêm đối mặt với nguy cơ nhiễm asen trong nước.

Một số dấu hiệu rất dễ nhận biết khi sử dụng nước uống bị nhiễm asen cao trong thời gian mà bạn có thể quan sát được: chân răng đen, da sạm,…asen còn phá hủy các cơ quan nội tạng gây ra các bệnh như suy gan, tiểu dường, ung thư nội tạng,… Asen là một á kim nên cũng bị oxy hóa một phần khi tiếp xúc với không khí tuy nhiên để xử lý chất độc hại này một cách tốt nhất thì cần có những công nghệ xử lý nước tiên tiến hiện đại nhất ngày nay như Nano, Ro, UF,…

Chì

Ông cha ta có câu “nặng như chì”, đúng là vậy, chì là một kim loại nặng có trữ lượng thuộc loại lớn nhất trong vỏ Trái Đất tuy nhiên trong cơ thể con người thì chì không có một vai trò gì, dù là nhỏ nhất. Nguyên tố chì rất dễ tìm được trong ngành luyện kim, xăng dầu, sơn,…vậy nên nguy cơ lây nhiễm chì vào trong nguồn nước là rất cao.

Chì tồn tại trong nước những có thể phơi nhiễm qua việc tiếp xúc với da con người nhưng con đường chủ yếu vẫn là ăn uống. Trẻ em là độ tuổi dễ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với chì bởi tỷ lệ hấp thụ của chì lên tới 40-50%.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì “trú ngụ” ở máu, mô mềm và xương. Hệ thần kinh con người là nơi phải chịu tác độgn nặng nề nhất của sự xâm nhiễm chì, trẻ con nhiễm chì thì thường gặp khó khăn trong học tập, IQ thấp,…Thậm chí, ngộ độc chì có thể gây ra tình trạng co giật, hôn mê và tử vong.

Bởi hệ lụy của chì gây ra đối với con người nhất là độ tuổi trẻ em là cực kỳ nghiêm trọng nên theo tiêu chuẩn nước sạch và nước sinh hoạt hàm lượng chì cho phép chỉ ở mức dưới 0,001mg/l. Nước có nhiễm chì hay không thì không thể dựa vào mắt thường mà nhận biết được vậy nên để loại bỏ chì ra khỏi nước thì cần những thiết bị xử lý nước hiện đại.

Thủy ngân

Trong lịch sử đã có một sự kiện liên quan tới thủy ngân gây trấn động cả thế giới. Người dân thuộc một thị trấn ở Nhật Bản mang tên Minamata mắc một căn bệnh quái lạ hoành hành (sau này căn bệnh này được lấy lên thị trấn để đặt- Căn bệnh Minamata). Người mặc bệnh có các triệu chứng như chân tay tê liệt, run lẩy bẩy, thị giác giảm, nói không tròn câu,…một số trường hợp đặc biệt thì phát điên, bất tỉnh và tư vong sau thời gian ngắn mắc bệnh.

12 năm từ 1956 tới năm 1968, các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra nguyên nhân của căn bệnh khủng khiếp là do nhà máy hóa chất của công ty Chisso xả nước thải có lượng thủy ngân hữu cơ cao ra ngoài môi trường khiến các loại thủy sản như cá, cua,…bị nhiễm chì.

Khi người dân ăn phải loài cá này thì thủy ngân sẽ xâm nhập và cơ thể tấn công thần kinh trung ương gây nên căn bệnh Minamata. Với câu chuyện có thật trên thì các bạn cũng đã hình dung ra tác hại vô cùng khủng khiếp mà thủy ngân có thể gây ra với cơ thể con người. Phương pháp duy nhất hiện nay có thể loại bỏ thủy ngân ra khỏi nước là dùng các màng lọc Aragon hay RO với đường kính mắt lọc vô cùng nhỏ để ngăn cản thủy ngân chui qua.


CÔNG TY CP SKY VIỆT NAM 
Văn phòng:     Số 79/649 đường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại:     024 3995 4990  –  Hotline:   0912 293 769 (iSMS, Zalo, Line, Viber)
Website:         www.locnuoc360.com   –   Email:    locnuoc360.com@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *